Thiết kế in phông backdrop trung thu đẹp tại Quảng Ninh theo yêu cầu

Bạn đánh giá:  / 29
DỡHay 

Thiết kế và in các mẫu phông trung thu đẹp tại Quảng Ninh cho khách hàng

Là đơn vị hoạt động trong ngành in và quảng cáo, KCL Designs nhận in trên mọi chất liệu theo yêu cầu. Trong đó, chúng tôi nhận in phông bạt Trung Thu tại Quảng Ninh.

TT 04

KCL Designs được nhiều khách hàng lựa chọn, là đối tác lâu năm của nhiều đơn vị. Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách những tấm phông nền trung thu đẹp và ấn tượng.

Được đầu tư máy in bạt khổ lớn, những tấm phông nền sẽ được in với các kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều sân khấu tổ chức chương trình.

Khổ in bạt lớn nhất có kích thước là 3.2m, có thể đáp ứng được với hầu hết các tấm phông trung thu tại Quảng Ninh. Ở những sân khấu lớn, yêu cầu cần những tấm phông nền có kích thước to, chúng tôi có thể in và nối nhiều tấm bạt lại với nhau.

Loại mực in được sử dụng trong in phông trung thu là mực dầu. Loại mực này khi in sẽ cho màu sắc đẹp, độ bền màu cao. Ưu điểm này rất phù hợp khi các chương trình được tổ chức ở ngoài trời.

Các cách treo phông Trung Thu tại Quảng Ninh sau khi in

Trên sân khấu, phông nền trung thu được treo bằng hai cách:

- Cách thứ nhất sử dụng dây. Phông nền sau khi in xong sẽ được gấp mép trên và dưới. Mọi người chỉ việc luồn dây qua và buộc vào một vị trí chắc chắn như cột, thân cây... Ngoài gấp mép trên và dưới, đơn vị in có thể đục các lỗ ở sát mép phông bạt để thuận lợi cho việc buộc dây.

Ưu điểm của cách này là đơn giản, thời gian thực hiện nhanh. Nhược điểm là phông nền sau khi treo sẽ không được phẳng.

- Cách thứ hai là sử dụng khung. Chất liệu sử dụng để làm khung có thể là sắt hoặc gỗ. Phông trung thu sau khi in sẽ được để thừa một phần nhỏ mép ngoài để gắn vào khung bằng những con ốc vít hoặc những những chiếc ghim.

Ưu điểm của hình thức này là phông trung thu sẽ không bị nhăn, hình thức đẹp. Việc sử dụng khung cho độ bền cao, thời gian sử dụng được lâu.

Nhược điểm là thời gian thi công lâu, phức tạp và chi phí sẽ cao hơn.

Các nơi tổ chức chương trình, in và treo phông trung thu tại Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh lớn, có nhiều thành phố. Đây cũng là nơi có kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề, trong đó phải kể đến du lịch.

Tổ chức vui trung thu cho các cháu thiếu nhi là một trong những hoạt động được nhiều đơn vị quan tâm.

Các trường học có chương trình cho học sinh trong đêm hội trăng rằm. Các khu dân phố tổ chức phá cỗ dưới trăng cho các cháu thiếu nhi. Đặc biệt, các công ty doanh nghiệp sẽ phá cỗ và vui liên hoan cho con em của cán bộ công nhân viên.

Địa điểm tổ chức sẽ ở ngoài trời, nơi có thể nhìn rõ ánh trăng đêm rằm. Những màn múa lân, rước đèn, phá cỗ cùng các chương trình văn nghệ diễn ra trong niềm vui của mọi người. Phông trung thu đẹp tại Quảng Ninh sẽ làm cho sân khấu thêm nổi bật, không khí của chương trình thêm sôi nổi.

Hãy liên hệ với KCL Designs để có được những tấm phông trung thu đẹp và ấn tượng. Chúng tôi nhận in phông trung thu tại Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, Đông Triều, Móng Cái, Cẩm Phả, Bãi Cháy,... theo yêu cầu.

TT 14

Thiết kế và in phông trung thu theo yêu cầu tại Quảng Ninh

Làm đồ chơi Trung Thu

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại miền Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.

Các loại bánh trung thu

Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.

Bánh nướng

Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường.

Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.

Bánh dẻo

Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

Hát trống quân

Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Tục tặng quà

Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh.

Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 - 250gr khoảng 100.000 - 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh. Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi cứ chạy lòng vòng từ người nọ sang người kia.

Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau đổi mới, nó có thể là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn.

Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân, việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi.

Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn. Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xén quà cáp nhằm mua quan bán chức. Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

IN CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢNG CÁO KCL Designs

HOTLINE: 0818.395.169

E-MAIL: quyen.inphunkcl@gmail.com

Website: inchuan.com

Đinh Văn Quyền