Hình ảnh đẹp và các mẫu in phông nền trung thu tại Hải Dương

Bạn đánh giá:  / 25
DỡHay 

Các hình ảnh đẹp được in trên phông trung thu tại Hải Dương

Hiện nay, trong các chương trình đêm hội trăng rằm, phông trung thu tại Hải Dương được chuẩn bị cẩn thận và chu đáo. Những tấm phông sẽ mang đến cho sân khấu đẹp hơn, chương trình của các bé thêm vui vẻ.

trung thu 01

Phông nền trung thu tại Hải Dương được in trên chất liệu bạt hiflex. Chất liệu này được sử dụng phổ biến trong các chương trình sự kiện và làm biển quảng cáo. Ưu điểm của phông bạt là giá thành thấp, thời gian in nhanh, chất lượng bản in đẹp.

Kích thước của phông bạt trung thu cũng rất linh hoạt. Có thể thiết kế và in theo kích thước và không gian của sân khấu.

Tại nơi tổ chức chương trình đêm hội trăng rằm, phông nền sẽ được treo lên bằng cách luồn dây hoặc gắn vào khung.

Sử dụng dây để treo sẽ nhanh chóng, đơn giản. Nhược điểm của hình thức này là phông khi treo lên sẽ không được căng, hay bị trùng hoặc bị võng.

Còn sử dụng khung sẽ giúp cho phông trung thu đẹp hơn. Phông nền sẽ được căng, không bị võng hay trùng trong thời gian diễn ra chương trình. Tuy nhiên, thời gian làm khung và treo bạt sẽ lâu, giá thành cao.

Nội dung in phông trung thu đẹp tại Hải Dương

Ngày trước, phông trung thu trong các chương trình đêm hội trăng rằm được làm rất đơn giản. Chỉ có một tấm vải cùng vài dòng chữ treo trên đó. Các kiểu chữ cũng không đa dạng, phải cắt bằng tay.

Hiện nay, phông trung thu tại Hải Dương được thiết kế và in đẹp hơn trước rất nhiều. Nội dung cũng phong phú hơn. Trên đó, người thiết kế có thể cho thêm các hình ảnh về chủ đề Đêm hội trăng rằm như: Ánh trăng tròn, chú Cuội, chị Hằng, bánh nướng, bánh dẻo, đèn lồng, đèn kéo quân.

Để làm cho sân khấu thêm đẹp hơn, chương trình có thêm nhiều niềm vui, hình ảnh về phá cỗ, rước đèn dưới trăng, múa lân... sẽ được đội ngũ thiết kế của chúng tôi khéo léo đưa lên phông. 

Tấm phông trung thu tại Hải Dương sẽ như một bức tranh, sẽ làm thay đổi sân khấu của chương trình. Cùng với ánh đèn, các đồ vật trang trí, sân khấu của chương trình sẽ không còn nhàn chán và đơn điệu. Điều này sẽ góp phần mang đến nhiều niềm vui hơn cho các bé, góp phần vào sự thành công chung của chương trình.

Tông mầu chủ đạo của phông nền sẽ được chúng tôi thiết kế sao cho phù hợp nhất với sân khấu và không gian xung quanh. Tông mầu của phông nền trung thu thường có mầu vàng, mầu cam hoặc mầu vàng cam.

Tên, logo của đơn vị tổ chức chương trình sẽ được in trên phông. Vị trí in thường sẽ ở trên cùng, nơi mọi người đều có thể dễ dàng nhìn thấy.

Hướng dẫn đặt In phông trung thu đẹp tại Hải Dương

Tết trung thu tại Việt Nam

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, "dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...".

Đồ trẻ con chơi trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,....Trẻ con buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.

Rước đèn

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính cách "thương mại" hơn. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.

Múa lân

Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16.

Bày cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng.

Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Giới thiệu về phông trung thu tại Hải Dương

trung thu 03

trung thu 04

trung thu 07

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

IN CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢNG CÁO KCL Designs

HOTLINE: 0818.395.169

E-MAIL: quyen.inphunkcl@gmail.com

Website: inchuan.com

Đinh Văn Quyền